- Bạn đang đau đầu khi những nhân viên tốt của mình cứ lần lượt "Vứt áo ra đi"?! Khi điều đó xảy ra, bạn đổ lỗi cho tất cả mọi thứ trên đời. Nhưng bạn quên mất điểm mấu chốt của vấn đề: <<Nhân viên không bỏ việc, nhân viên bỏ người quản lý.>> Điều này có thể tránh hoặc hạn chế nếu bạn không làm 5 điều sẽ khiến những nhân viên tốt nghỉ việc dưới đây -

1️⃣📌. Bắt nhân viên làm việc quá nhiều: Đối với các nhân viên giỏi, quản lý thường tin tưởng nhiều hơn, và luôn tìm họ để giao việc, vì những nhân viên này luôn hoàn thành công việc xuất sắc. Nhưng!!! Nếu tất cả công việc đều giao cho nhân viên này, thì điều gì sẽ xảy ra? Nhân viên sẽ vô cùng mệt mỏi, và cảm thấy không công bằng.
🔑🔑🔑 Đề xuất cách xử lý: hãy phát triển nhân tài này thành cấp quản lý, để có thêm người hỗ trợ bạn ấy. Điều này đồng nghĩa với cơ cấu vị trí, và cơ cấu tiền lương phải sẵn sàng cho việc thăng chức.
2️⃣📌. Không ghi nhận đóng góp và thưởng cho hiệu quả làm việc tốt: Đối với những nhân viên thuộc thế hệ Millennial (sinh từ năm 1980 đến 2000), hiện đang chiếm gần 75% lực lượng lao động toàn cầu, họ có nhu cầu cá nhân cao hơn, và tự chủ hơn. Do vậy, việc được ghi nhận (hay nói cách khác là được tuyên dương) sẽ rất quan trọng. Hơn nữa, việc tưởng thưởng xứng đáng dựa trên kết quả của từng cá nhân, là điều được xem là rất quan trọng của 1 công ty chuyên nghiệp.
🔑🔑🔑 Đề xuất cách xử lý: Hãy tìm cách để nói chuyện và dùng những lời lẽ “có cánh” với nhân viên khi họ làm tốt 1 công việc nào đó. Đồng thời tưởng thưởng cho họ mỗi khi hoàn thành tốt công việc. Với nhân viên tốt, bạn có thể phải thưởng liên tục, nhưng họ thực sự xứng đáng với điều đó. (Nguồn: http://www.misa.com.vn/…/Infnographic-The-he-Millennials-th…)
3️⃣📌. Không quan tâm đến nhân viên: Hơn một nửa nhân viên nghỉ việc do quan hệ với sếp không tốt. Một công ty thông minh cần chắc chắn rằng các quản lý biết cách cân bằng giữa thái độ chuyên nghiệp và sự ân cần quan tâm. Để phát triển nhân viên của mình, không chỉ bằng việc chỉ dạy họ về mặt chuyên môn, mà còn là dành thời gian lắng nghe, và giúp đỡ họ. Những ông sếp thất bại trong việc thực sự quan tâm đến nhân viên luôn có tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao.
🔑🔑🔑 Đề xuất cách xử lý: Nhân viên luôn hiểu, và cảm nhận được tình cảm mà cấp quản lý dành cho mình. Để tạo sự gắn bó tốt hơn, hãy dành thời gian cho nhân viên, ít nhất là 1-2 tiếng 1 tuần. Và khi đó, hãy cùng tập trung vào câu chuyện của nhân viên, và dành trọn vẹn thời gian cho họ. Thông qua đó, cấp quản lý cũng hiểu được khó khăn trong lòng của nhân viên mình.
4️⃣📌. Không coi trọng cam kết: Giữ lời là điều rất quan trọng với các cấp lãnh đạo. Khi bạn đưa ra một cam kết và giữ lời, bạn giành được sự kính trọng của nhân viên. Khi giữ lời, bạn sẽ trở nên đáng kính và đáng tin cậy hơn trong mắt mọi người, đó là hai phẩm chất quan trọng của bất cứ cấp lãnh đạo nào. Khi bạn nuốt lời, bạn khiến họ cảm giác bị thiếu tôn trọng. Đồng thời hình ảnh của bạn cũng trở nên bớt đáng tin hơn trong mắt nhân viên. Sau tất cả, nếu sếp không giữ lời, tại sao nhân viên phải giữ?
🔑🔑🔑 Đề xuất cách xử lý: Hãy chuẩn bị sẵn sàng các quy trình, các công cụ nhân sự để hỗ trợ cấp quản lý. Để có thể giữ lời cam kết, cấp quản lý cần được hỗ trợ hết sức về mặt công cụ, hệ thống trong nội bộ.
5️⃣📌. Không để nhân viên thỏa mãn đam mê: Những nhân viên tài năng thường là nhân viên thực sự đam mê một điều gì đó. Họ cũng nghỉ việc tại công ty vì tìm thấy cơ hội lớn hơn, 1 sân chơi to hơn ở 1 nơi khác. Tạo cơ hội cho họ thỏa mãn đam mê là cách tốt nhất để tăng hiệu quả và sự hài lòng với công việc. Nhưng đa số các quản lý chỉ muốn nhân viên tập trung vào làm việc. Những quản lý này sợ rằng hiệu quả công việc sẽ giảm nếu họ để nhân viên thỏa mãn đam mê của mình.
🔑🔑🔑 Đề xuất cách xử lý: Chủ doanh nghiệp cần phải tạo điều kiện để nhân viên sáng tạo trong khả năng của họ. Điều này đồng nghĩa với việc, chấp nhận cho họ sai, cho họ thử đi thử lại nhiều lần, cũng giống như tạo ra 1 “phòng thí nghiệm", để nhân viên có thể thỏa sức sáng tạo trong đó. Bạn sẽ thực sự rất bất ngờ với nhân viên của chính mình. Và đó là lúc doanh nghiệp của bạn bắt đầu có thể tự hoạt động và bắt đầu có hơi thở của riêng nó.
Bài phân tích trên được thực hiện dựa trên quan điểm của Travis Bradberry, đồng tác giả cuốn Emotional Intelligence (Trí Tuệ Cảm Xúc) 2.0, đồng sáng lập TalenSmart - Nhà tư vấn cho hơn 75% công ty thuộc top Fortune 500 trong các lĩnh vực trí tuệ cảm xúc, đào tạo và các chứng nhận nhân viên. --- #PNAconsulting #talentmanagement
Kommentare